Góc nhìn
‘Chúng ta bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để phát triển Thủ Thiêm’
Tại buổi tọa đàm “Quy hoạch và phát triển khu trung tâm mới Thủ Thiêm: Thách thức và cơ hội”, sáng 26.8, KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất TP.HCM cần mạnh dạn thay đổi và điều chỉnh quy hoạch Thủ ThiêTại buổi tọa đàm “Quy hoạch và phát triển khu trung tâm mới Thủ Thiêm: Thách thức và cơ hội”, sáng 26.8, KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất TP.HCM cần mạnh dạn thay đổi và điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm nói riêng và hai bờ Đông-Tây nói chung, để Thủ Thiêm phát triển bền vững và xứng tầm khu đô thị tầm cỡ thế giới như mong muốn ban đầu.
08-20-2018 | Cận cảnh dự án dát vàng ở Đà Nẵng bị công nhân vây đòi tiền
02-17-2019 | Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị gì khi đầu tư BĐS tại Việt Nam?
08-21-2018 | Tín dụng bất động sản đã ở mức đáng báo động?
02-17-2019 | 4 cảnh báo với các nhà đầu tư bất động sản năm 2019
02-05-2019 | Bất động sản hút vốn đa kênh

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn và ông Lê Hồng Châu – Chủ tịch HOREA đang nói về cơ hội và thách thức với Thủ Thiêm hiện nay. Ảnh: H.V
Thủ Thiêm được quy hoạch khi nào?
Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, quy hoạch Thủ Thiêm đã được để ý từ năm 1965 với đồ án DA được phê duyệt năm 1968 của Công ty tư vấn Doxiadis Assocciates (Hy Lạp). Khi đó, dự án thí điểm xây dựng 1.000 căn nhà trên diện tích 800ha đất, kéo dài đại lộ Hàm Nghi qua bờ bên kia sông Sài Gòn rồi hướng thẳng về phía Biên Hòa – hướng phát triển chủ đạo của thành phố, tạo thành trục chính Đông – Tây của khu đô thị mới.
Xây dựng mô hình ô-phố-cực-lớn để tách rời giao thông cơ giới và đường đi bộ. Mỗi ô phố là một khu dân cư hình chữ nhật được mô phỏng những cụm dân cư vùng sông nước Nam bộ với hệ thống kênh rạch thay vì những tuyến giao thông công cộng chính.
Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972. Ảnh: TL.
Đến năm 1972, Thủ Thiêm đã được một công ty nước ngoài khác quy hoạch thành một trung tâm Thủ Thiêm đa chức năng. Trong đó, Thủ Thiêm được nối với quận 1 thông qua xây cầu nối với đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – hai trục lộ cùng với bờ sông Sài Gòn tạo thành một tam giác phát triển để xây dựng một trung tâm mới cho đô thành Sài Gòn.
Trung tâm bán đảo Thủ Thiêm là khu “Chánh phủ”, nhà ở được bố trí hai bên vành đai giao thông, trong khi đó công nghiệp được bố trí ở bờ Tây bán đảo, đối diện với Tân Thuận – khu chế xuất. Quảng trường nối dài từ bờ sông Sài Gòn, đối diện công trường Mê Linh tới khu hành chính nằm ở lõi trung tâm. Tuyến đường huyết mạch vòng cung được thiết kế như một đường cao tốc…
Theo KTS Nam Sơn, quy hoạch trên là rất tiềm năng nhưng cũng chỉ nằm trên giấy vì chiến tranh không cho phép triển khai.
“Tôi nói về 2 quy hoạch trên để thấy rằng họ luôn thống nhất một điểm chung là xây cầu nối đại lộ Hàm Nghi qua bờ sông với bán đảo Thủ Thiêm, một tầm nhìn rất chiến lược. Trong khi hiện nay, thành phố lại xây dựng cầu Thủ Thiêm nằm xa trung tâm, xây hầm Thủ Thiêm vô tình đẩy bán đảo ra xa khỏi trung tâm thành phố hiện hữu”, ông Sơn nói.
Triệt tiêu sự phát triển của Thủ Thiêm
Theo KTS Nam Sơn, quy hoạch Thủ Thiêm (bờ Đông) và bờ Tây (bên kia sông Sài Gòn) hiện nay đang là một sai lầm nghiêm trọng.
“Đáng lẽ năm 2003, TP.HCM nên quy hoạch hai bờ Đông – Tây đồng bộ, nhưng lại chia thành 2 dự án là một tư duy không đúng. Trong khi bờ Đông thì khống chế cao tầng, còn bờ Tây thì mọc lên những khu cao tầng dày đặc theo bờ sông. Làm như vậy vô tình bờ Tây đã triệt tiêu sự phát triển của bờ Đông (cụ thể là Thủ Thiêm)”, KTS Nam Sơn tiếc nuối.
Cao tầng hóa bờ Tây dọc sông Sài Gòn đang triệt tiêu sự phát triển bờ Đông – Thủ Thiêm. Ảnh: TL.
Theo KTS Nam Sơn, TP.HCM đã bỏ lỡ một cơ hội lớn. “Tôi nói thật cả trong nước, ngoài nước… dù các nhà tư vấn, thiết kế có giỏi mấy mà chúng ta đưa ra đề bài không đúng thì họ cũng cho ra một đáp án không đúng”, ông nói.
KTS Nam Sơn chỉ ra sai sót của Thủ Thiêm: “Vì thế, cho đến nay, Thủ thiêm vẫn chưa phát triển. Hiện Thủ Thiêm chỉ thấy những dự án của các nhà đầu tư tư nhân. Họ chủ yếu xây nhà dự án để bán. Trong khi mong muốn ban đầu của Thủ Thiêm là mong mốn thu hút các tập đoàn lớn về xây dựng thành khu trung tâm kinh tế, tài chính… tầm cỡ khu vực”.
Từng tham gia tư vấn, quy hoạch hai bờ Đông – Tây Thượng Hải, KTS Ngô Viết Nam Sơn chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa bờ Đông Thượng Hải và bờ Đông Sài Gòn, tức Thủ Thiêm: “Ở Thượng Hải, họ quy hoạch lại khu bờ Đông khi giải tỏa trắng và làm lại, và rất thành công. Trong khi Thủ Thiêm bây giờ cũng không học được bài học phố Đông của Thượng Hải”.
Ngay ở TP.HCM, khu Nam Sài Gòn sau 2 thập niên rất phát triển, dù xuất phát điểm kém hơn Thủ Thiêm. Nhưng Thủ Thiêm lại không chịu học bài học Nam Sài Gòn. “Nam Sài Gòn có chiến lược phát triển nhất quán, công tư liên doanh cả trong nước và ngoài nước. Thủ Thiêm có làm thế không, không hề”, ông tiếc rẻ.
Cơ hội vẫn còn nhưng chưa thấy ai đặt ra?
Tuy nhiên, KTS Nam Sơn cho rằng cơ hội vẫn còn nếu chúng ta chịu thay đổi tư duy và tìm hướng khác cho thủ Thiêm.
“Tại sao không làm cầu Hàm Nghi, làm cầu này sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư vì họ nhìn thấy cơ hội rất rõ ràng? Nếu xây cầu Hàm Nghi nối Thủ Thiêm chỉ có 400m, nối trung tâm quận một qua Thủ Thiêm – một tiềm năng lớn thu hút nhà đầu tư”, ông Sơn đặt vấn đề.
Việc phát triển các tòa nhà cao tầng dọc sông Sài Gòn ở bờ Tây đã lấy mất cơ hội phát triển của Thủ Thiêm, vì tiền đầu tư địa ốc cũng có hạn. Và khi cao ốc bờ Tây bán chưa hết thì không ai sang để xây dựng bờ Đông. Vì nhìn vào hiện nay, khu Tân Cảng 43ha, khu Ba Son 30ha và khu Khánh Hội 50ha cộng lại bằng 105ha của Thủ Thiêm (từ phân khu 1-4), ba khu bờ Tây đã đầu tư rồi thì nhà đầu tư nào qua Thủ Thiêm nữa.

Ba khu Tân Cảng, Ba Son, Khánh Hội đang phát triển triệt tiêu luôn sự phát triển của Thủ Thiêm khi các nhà đầu tư đã đổ hết tiền vào đây. Ảnh: TL.
Một câu hỏi đặt ra nếu Thủ Thiêm không phát triển như mong muốn thì trách nhiệm bới Ban quản lý Thủ Thiêm tới đâu?
Trả lời vấn đề này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, hiện nếu quy trách nhiệm cho Ban quản lý Thủ Thiêm thì không công bằng. Ban này không thật sự quản lý mà như là một đơn vị thừa hành. Họ đứng dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Theo ông, cơ cấu này không hiệu quả, hãy học bài học của phố Đông Thượng Hải, Nam Sài Gòn. Ban quản lý ít nhất phải có trách nhiệm tương đương với một phó chủ tịch TP hay một lãnh đạo tương đương khi nói chuyện với các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) cho biết, hiện Ban quản lý Thủ Thiêm được quyền trình bày thẳng lên UBND TP, nhưng lâu nay ban chưa sử dụng quyền này.
You may like
- 4
Thuê Công ty Singapore làm lại quy hoạch tổng thể TP. Đà Nẵng
- 15
“Người dân chưa nhận thức hết mức độ nguy hiểm của việc sống tại chung cư cũ”
- 18
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh
- 21
Đề xuất mở rộng quy hoạch khu du lịch Tuần Châu thêm 964ha
- 16
Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch KDL Lăng Cô – Cảnh Dương (Thừa Thiên – Huế)
- 19
Điều chỉnh quy hoạch khu NOXH tại Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh)
Tỉnh thành
Bất động sản gần đây
BÌNH CHỌN
- Cẩn trọng trước các chiêu khuấy đảo thị trường của “cò đất”
- Nở rộ nạn lừa bán đất dự án
- Cuộc chiến 'đòi' lại sân vận động Chi Lăng: Đà Nẵng quyết chi tiền
- Mê mẩn với dự án cây cầu vàng trên đỉnh Bà Nà, không thua kém cầu treo Langkawi Sky (Malaysia)
- Nhường đất cho thuỷ điện, nhiều hộ gặp khó ở vùng tái định cư
Mua Bán Bất Động Sản

Novaland làm sôi động thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Cam Ranh

Hiểu đúng về phong thủy căn hộ chung cư

Giới đầu tư “chuộng” đất nền thương mại Cần Giuộc – Long An

Đẳng cấp của một dự án lớn “soi” từ những chi tiết siêu nhỏ

Chuyên gia bất động sản: 80% người mua nhà sử dụng đòn bẩy tài chính

Đà Nẵng: Thu hồi khu “đất vàng” VietinBank vừa di dời

Tập đoàn FLC khởi động thị trường địa ốc với dự án đô thị cao cấp FLC Premier Parc

Đất sắp hết thời hạn sử dụng có được thế chấp để vay vốn ngân hàng?

Nhà Việt – hồn Việt

Cách dọn nhà đón tài lộc năm Kỷ Hợi

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM sẽ nóng trong năm 2019?

Sắp khai trương căn hộ chuẩn công nghệ 4.0 đầu tiên tại Tp.HCM

VIDEO Đà Nẵng: Sẽ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để thu hồi các dự án “treo”

VIDEO: Sở Xây dựng Đà Nẵng cảnh báo tình trạng đặt cọc giữ chỗ trong giao dịch bất động sản

VIDEO: 17 dự án tại Đà Nẵng cho phép người nước ngoài mua

4 cảnh báo với các nhà đầu tư bất động sản năm 2019

Có nên mua nhà dịp đầu năm mới?

Chuyên gia địa ốc “bắt mạch” diễn biến thị trường bất động sản năm Kỷ Hợi 2019

Thị trường bất động sản 2019: Liệu có bong bóng hay đóng băng?

Diễn biến khó lường của TT BĐS 2018 và những nét phác thảo cho 2019

Pháp lý condotel không còn là trở ngại với nhà đầu tư

SHARK HƯNG: Môi giới bất động sản là nghề đào thải khốc liệt

Người mua vẫn chuộng nhà phố, đất nền vùng ven

“Chung cư giá rẻ vẫn sẽ phát triển bền vững trong năm 2019”

Bất động sản hút vốn đa kênh
THỊNH HÀNH
- 798Dự Án1 ngày ago
Tập đoàn FLC khởi động thị trường địa ốc với dự án đô thị cao cấp FLC Premier Parc
- 438Thiết kế kiến trúc : Nội Thất - Ngoại Thất4 ngày ago
Nhà Việt – hồn Việt
- 100Kinh Nghiệm5 ngày ago
Chọn mua nhà phố hay chung cư?
- 93Dự Án6 ngày ago
Thực tế tiến độ dự án The PegaSuite II – quận 8 có gì sau khi đã bán hết?