Thị trường
Hà Nội: Dự án chậm thu hồi vì Sở ‘quên’ trình thành phố
HĐND Thành phố Hà Nội cho hay, dù nhiều dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai đã có kiến nghị thu hồi từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Cá biệt, có dự án chậm tại Ba Vì do Sở T?Published
6 tháng agoon
HĐND Thành phố Hà Nội cho hay, dù nhiều dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai đã có kiến nghị thu hồi từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Cá biệt, có dự án chậm tại Ba Vì do Sở Tài nguyên Môi trường ‘quên’ hồ sơ không trình UBND TP ra quyết định thu hồi.
02-17-2019 | TP. Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu đô thị “rùa bò” suốt 13 năm
08-16-2018 | Bà Rịa-Vũng Tàu: Yêu cầu dừng ngay việc phân lô, bán đất nền trên ruộng muối
07-31-2018 | Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế
08-23-2018 | Bất động sản Bình Dương: Nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm
09-02-2018 | Nhà giàu “xếp hàng” nửa năm, chờ mua căn hộ siêu sang
Dự án chậm thu hồi do Sở ‘quên’ trình thành phố
HĐND Thành phố Hà Nội vừa có báo cáo số 57/BC – HĐND về kết quả giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn thành phố.
Theo kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội năm 2018, trên địa bàn Hà Nội có 383 dự án chậm triển khai, chưa giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành quy hoạch, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, sử dụng sai mục đích…
Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án…
Cũng theo kết quả giám sát, việc xử lý các dự án vi phạm còn hạn chế, kết quả thực hiện kiến nghị giám sát, chất vấn của HĐND Thành phố không được triển khai dứt điểm. Nhiều dự án HĐND thành phố kiến nghị thu hồi từ năm 2012 nhưng chưa được hoàn thành.”Dự án xây dựng trụ sở của Công ty CP xây dựng giao thông số 1 (huyện Đông Anh) có quyết định thu hồi từ năm 2010 nhưng đến nay chưa thực hiện; Dự án xây dựng nhà ở của Công ty Vận tải dịch vụ công cộng (Tây Hồ) có quyết định thu hồi từ năm 2011 nhưng đến nay chưa thực hiện xong”, báo cáo của HĐND Thành phố Hà Nội nêu rõ.
Một “Siêu dự án” của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 bị chậm tiến độ.
Cá biệt có dự án chậm tại Ba Vì do Sở Tài nguyên Môi trường quên hồ sơ không trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi. Đó là dự án do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu (CĐT) tư tại thôn Đông Viên, xã Đông Quang, Ba Vì.
“Tòa tháp thiên niên kỷ” chậm triển khai vì điều chỉnh nâng tầng
Cũng theo báo cáo của HĐND Thành phố Hà Nội, trong số 21 dự án Đoàn giám sát trực tiếp đề nghị UBND Thành phố kiểm tra, thanh tra, xử lý theo quy định có dự án Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây (HaTay Millennium) tại đường Chu Văn An (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông) do Cty TSQ Việt Nam làm CĐT chậm triển khai nhiều năm vì điều chỉnh nâng tầng.
Theo căn cứ pháp lý và quá trình triển khai dự án, ngày 4/3/2008, Cty TSQ Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây. Cùng năm này, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định số 2328/QĐ-UBND thu hồi 5.996,65 m2, chuyển mục đích và giao 5.607m2 cho chủ đầu tư thực hiện dự án trên.
Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây do Cty TSQ Việt Nam làm CĐT chậm triển khai nhiều năm vì điều chỉnh nâng tầng.
Tiến độ dự án từ quý 1/2008 đến quý 4/2011. Thế nhưng, đến nay dự án chậm triển khai do quá trình nghiên cứu lập dự án chủ đầu tư đề nghị Thành phố cho điều chỉnh từ 29 lên 45 tầng.
Về dự án Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo dự án chậm tiến độ, Sở đã thanh tra và ban hành kết luận số 1616/KL-STNMT-TTr ngày 28/11/2013, UBND TP đã có văn bản số 1403.UBND-Tài nguyên và Môi trường ngày 22/2/2013 giao các đơn vị liên quan thực hiện. Hiện nay, Sở đang đôn đốc và xử lý sau thanh tra.
“Dự án chậm triển khai, đã được Đoàn giám sát của HĐND TP kiến nghị tại Báo cáo số 53/BC-HĐND ngày 20/9/2012, khảo sát trực tiếp qua báo chí phản ánh. Đề nghị UBND TP chỉ đạo, đôn đốc thực hiện sau thanh tra”, Đoàn giám sát kiến nghị.
Dù được giao đất từ năm 2008, nhưng đến cuối năm 2017, dự án Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây mới bắt đầu triển khai. Đến thời điểm hiện tại dự án mới đang lên cột tầng 2.
Theo quan sát của PV, mặc dù được giao đất từ năm 2008, nhưng mãi đến cuối năm 2017, dự án mới bắt đầu triển khai. Đến thời điểm hiện tại dự án mới đang lên cột tầng 2.
You may like
- 4
Hà Nội đề xuất xây nhà cao tầng trong khu “đất vàng” phố Pháp
- 4
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) sắp có “siêu đô thị” quy mô hơn 112ha
- 3
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch khu trung tâm thị trấn Chúc Sơn quy mô 32,6ha
- 7
TP. Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu đô thị “rùa bò” suốt 13 năm
- 3
Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ “gỡ vướng”
- 12
Đà Nẵng rà soát 40 dự án lớn trên “đất vàng” chậm triển khai
Tỉnh thành
Bất động sản gần đây
BÌNH CHỌN
- Cẩn trọng trước các chiêu khuấy đảo thị trường của “cò đất”
- Nở rộ nạn lừa bán đất dự án
- Cuộc chiến 'đòi' lại sân vận động Chi Lăng: Đà Nẵng quyết chi tiền
- Mê mẩn với dự án cây cầu vàng trên đỉnh Bà Nà, không thua kém cầu treo Langkawi Sky (Malaysia)
- Nhường đất cho thuỷ điện, nhiều hộ gặp khó ở vùng tái định cư
Mua Bán Bất Động Sản

Có phải làm thủ tục tách thửa với đất ở có vườn ao?

Chuyển đổi đất nông nghiệp “xen kẹt” thành đất ở cần những thủ tục gì?

Tiêu chí nào để xác định đất vườn, ao là đất ở?

Vốn cho thị trường bất động sản sẽ đến từ đâu?

Nhiều ông lớn bất động sản niêm yết thắng lớn

Đà Nẵng: Thu hồi khu “đất vàng” VietinBank vừa di dời

Đất sắp hết thời hạn sử dụng có được thế chấp để vay vốn ngân hàng?

Bỏ quên người thu nhập thấp, BĐS tiếp tục gặp khó

Nguồn thu từ đất đang bị thất thoát

Cách dọn nhà đón tài lộc năm Kỷ Hợi

TP.HCM: Dự án Thiên Nam Residence quận 12

Vĩnh Phúc: Dự án VCI Mountain View Vĩnh Yên

Thực tế tiến độ dự án The PegaSuite II – quận 8 có gì sau khi đã bán hết?

Lâm Đồng: Khu đô thị thương mại du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh – Đà Lạt

Dự án khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô

Sốt đất vùng ven, tiền chênh ngập mặt, cảnh báo ‘ôm bom’

Bất động sản 2019 sẽ giảm dần lệ thuộc vốn vay ngân hàng?

Rủi ro pháp lý có thể giảm nhiệt bất động sản năm Kỷ Hợi

Đây là lý do cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam luôn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

Bất động sản 2019 có thể giảm nhiệt do tác động từ rủi ro pháp lý

Thanh Hóa: Bất thường đằng sau phiên đấu giá bị hủy tại HUD4

Người mua nhà ở xã hội chật vật giấc mơ an cư

Căn hộ dưới 2 tỷ đồng sẽ chiếm tỷ trọng giao dịch lớn nhất

Bình Phước: Vì sao giới đầu tư đổ về “săn” đất nền?
