Thị trường
Hà Nội: Hàng trăm dự án bỏ hoang gây bức xúc dư luận
Qua giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phục, nhiều dự án các quận, huyện đề nghị Thành phố thanPublished
6 tháng agoon
Qua giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phục, nhiều dự án các quận, huyện đề nghị Thành phố thanh tra, lập hồ sơ thu hồi theo quy định.
08-10-2018 | Vì sao doanh nghiệp địa ốc TP HCM e dè bung hàng mới?
08-27-2018 | Khách mua nhà “truy tìm” chủ đầu tư dự án Đông Tăng Long
12-27-2018 | Khó khăn riêng của thị trường địa ốc 2019
02-12-2019 | Ba bước đệm của nghề môi giới bất động sản
08-03-2018 | Dòng tiền lớn ồ ạt đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng Nha Trang

Dự án Khu đô thị AIC Mê Linh bỏ hoang 10 năm gây bức xúc dư luận.
HĐND TP.Hà Nội vừa công bố Báo cáo Kết quả giám sát của HĐND Thành phố về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.
Theo báo cáo này, giai đoạn 2012-2017, thành phố đã quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1.914 dự án, với diện tích 4.082,4 ha. Trong đó, đối với các dự án vốn ngoài ngân sách, Thành phố đã chấp thuận triển khai 634 dự án có sử dụng đất (cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh cho 287 dự án; chấp thuận đầu tư và điều chỉnh cho 47 dự án; quyết định chủ trương và điều chỉnh cho 300 dự án); Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện 698 dự án với tổng diện tích 1.400 ha.
Vẫn theo báo cáo, từ tháng 10/2012 đến nay, UBND Thành phố đã chỉ đạo thanh tra, kiểm tra 215 dự án theo kiến nghị của Đoàn giám sát. Qua thanh tra, kiểm tra đã có 61 dự án khắc phục các sai phạm; UBND TP đã quyết định thu hồi thêm 32 dự án chậm triển khai, vi phạm luật đất đai; Có 47/85 dự án của 5 quận, huyện được tái giám sát đã khắc phục theo kiến nghị của Ban Kinh tế – Ngân sách giám sát năm 2015.
Sau kiểm tra, UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực chủ động phối hợp với các sở, ngành khắc phục các vi phạm (Hà Đông đã khắc phục được 54/58 dự án; Mê Linh: 10/11 dự án; Thanh Xuân: 02/04 dự án; Nam Từ Liêm 02/02 dự án)…
Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật về đất đai của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều. Việc lấn chiếm, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí, cho thuê lại đất sai quy định vẫn diễn ra ở một số nơi gây bức xúc trong nhân dân.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở TNMT, thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm, chiếm tỷ lệ 23,1% số dự án được giao đất, cho thuế đất giai đoạn 2012-2017 với hình thức và mức độ khác nhau, phổ biến vẫn là: chậm đưa đất vào sử dụng trên 12 tháng liên tục kể từ khi được giao đất trên thực địa (40 dự án), chậm tiến độ thực hiện dự án trên 24 tháng (47dự án) chậm hoàn thành công tác GPMB (22 dự án), chậm nghĩa vụ tài chính (04 dự án), vi phạm khác như: sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho thuê lại không đúng quy định (37 dự án); chậm do vi phạm nhiều nội dung (77 dự án). Còn 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
211 dự án để hoang hóa chưa có biện pháp khắc phục
Vẫn theo báo cáo này, qua giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phục, nhiều dự án các quận huyện đề nghị thành phố thanh tra, lập hồ sơ thu hồi theo quy đinh; trong đó có cả những dự án đã được thành phố kiểm tra, phát hiện, được HĐND Thành phố kiến nghị từ năm 2012. Giám sát qua báo cáo của 22 quận, huyện, thị xã còn lại cho thấy có 172 dự án chậm triển khai.
Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án… Cá biệt có chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định.
“Trách nhiệm chính thuộc Sở TN&MT, UBND các quận, huyện, thị xã và của các chủ đầu tư đối với những dự án chủ đầu tư không liên hệ, phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai, thực hiện dự án”, HĐND TP.Hà Nội nêu quan điểm.
VẠN XUÂN
You may like
- 4
Hà Nội đề xuất xây nhà cao tầng trong khu “đất vàng” phố Pháp
- 4
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) sắp có “siêu đô thị” quy mô hơn 112ha
- 3
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch khu trung tâm thị trấn Chúc Sơn quy mô 32,6ha
- 7
TP. Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu đô thị “rùa bò” suốt 13 năm
- 3
Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ “gỡ vướng”
- 6
Hà Nội: Không hợp thửa, nhà kỳ dị sẽ bị thu hồi
Tỉnh thành
Bất động sản gần đây
BÌNH CHỌN
- Cẩn trọng trước các chiêu khuấy đảo thị trường của “cò đất”
- Nở rộ nạn lừa bán đất dự án
- Cuộc chiến 'đòi' lại sân vận động Chi Lăng: Đà Nẵng quyết chi tiền
- Mê mẩn với dự án cây cầu vàng trên đỉnh Bà Nà, không thua kém cầu treo Langkawi Sky (Malaysia)
- Nhường đất cho thuỷ điện, nhiều hộ gặp khó ở vùng tái định cư
Mua Bán Bất Động Sản

Có phải làm thủ tục tách thửa với đất ở có vườn ao?

Chuyển đổi đất nông nghiệp “xen kẹt” thành đất ở cần những thủ tục gì?

Tiêu chí nào để xác định đất vườn, ao là đất ở?

Vốn cho thị trường bất động sản sẽ đến từ đâu?

Nhiều ông lớn bất động sản niêm yết thắng lớn

Đà Nẵng: Thu hồi khu “đất vàng” VietinBank vừa di dời

Đất sắp hết thời hạn sử dụng có được thế chấp để vay vốn ngân hàng?

Bỏ quên người thu nhập thấp, BĐS tiếp tục gặp khó

Nguồn thu từ đất đang bị thất thoát

Cách dọn nhà đón tài lộc năm Kỷ Hợi

TP.HCM: Dự án Thiên Nam Residence quận 12

Vĩnh Phúc: Dự án VCI Mountain View Vĩnh Yên

Thực tế tiến độ dự án The PegaSuite II – quận 8 có gì sau khi đã bán hết?

Lâm Đồng: Khu đô thị thương mại du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh – Đà Lạt

Dự án khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô

Sốt đất vùng ven, tiền chênh ngập mặt, cảnh báo ‘ôm bom’

Bất động sản 2019 sẽ giảm dần lệ thuộc vốn vay ngân hàng?

Rủi ro pháp lý có thể giảm nhiệt bất động sản năm Kỷ Hợi

Đây là lý do cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam luôn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

Bất động sản 2019 có thể giảm nhiệt do tác động từ rủi ro pháp lý

Thanh Hóa: Bất thường đằng sau phiên đấu giá bị hủy tại HUD4

Người mua nhà ở xã hội chật vật giấc mơ an cư

Căn hộ dưới 2 tỷ đồng sẽ chiếm tỷ trọng giao dịch lớn nhất

Bình Phước: Vì sao giới đầu tư đổ về “săn” đất nền?
