Dự thảo Luật Đất đai có nhiều điều chỉnh mới, trong đó có những điều chỉnh ảnh hưởng đến giá bồi thường giải phóng mặt bằng của người dân.
Hiện hành, tại Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước sẽ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần, khung giá đất này sẽ là căn cứ để các địa phương xây dựng bảng giá đất.
Tại dự thảo Luật Đất đai mới (dự kiến được thông qua vào tháng 10/2023), khung giá đất bị bãi bỏ. Tức là, các địa phương được tự xây dựng bảng giá đất mà không bị ràng buộc không thấp hơn và không cao hơn khung giá đất của Nhà nước.
Thậm chí, dự thảo còn quy định các địa phương sẽ được ban hành bảng giá đất mỗi năm một lần thay vì định kỳ 05 năm một lần như trước đây.
Nếu dự thảo chính thức thông qua, Bảng giá đất do các địa phương ban hành được cho là sẽ tăng cao hơn so với hiện nay và được kỳ vọng là sẽ gần hơn với giá đất thực tế trên thị trường.
Dự kiến bỏ khung giá đất
Hiện hành, tại Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước sẽ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần, khung giá đất này sẽ là căn cứ để các địa phương xây dựng ảng giá đất.
Tại dự thảo Luật Đất đai (dự kiến được thông qua vào tháng 10/2023), khung giá đất bị bãi bỏ. Tức là, các địa phương được tự xây dựng bảng giá đất mà không bị ràng buộc không thấp hơn và không cao hơn khung giá đất của Nhà nước.
Nếu dự thảo chính thức thông qua, Bảng giá đất do các địa phương ban hành được cho là sẽ tăng cao hơn so với hiện nay và được kỳ vọng là sẽ gần hơn với giá đất thực tế trên thị trường. Thậm chí, dự thảo còn quy định các địa phương sẽ được ban hành bảng giá đất mỗi năm một lần thay vì định kỳ 05 năm một lần như trước đây.
Thay đổi căn cứ tính tiền bồi thường thu hồi đất
Luật Đất đai 2013 quy định, bảng giá đất (được xây dựng trên khung giá đất của Nhà nước) là căn cứ để tính giá đất cụ thể và giá đất cụ thể lại là căn cứ để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (điểm đ khoản 2 Điều 131).
Công thức tính giá đất cụ thể khi Nhà nước thu hồi đất được nêu tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K)
Công thức nêu trên cho thấy, giá đất cụ thể để Nhà nước căn cứ tính tiền bồi thường cho người dân khi thu hồi đất là giá đất trong bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất.
Dự thảo Luật Đất đai vẫn kế thừa quy định trên, tức là quy định giá đất cụ thể được sử dụng làm căn cứ để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, việc dự thảo này bỏ khung giá đất, cho các địa phương được quyền tự quyết định bảng giá đất mỗi năm mỗi lần. Điều này được cho là sẽ khiến bảng giá đất tăng cao, tiệm cận với giá thị trường.
Khi bảng giá đất tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá đất thực tế để tính tiền bồi thường thu hồi đất. Khi đó, đương nhiên người dân sẽ được nhận mức tiền bồi thường cao hơn so với hiện nay.
Một trong những vấn đề được cho là bất cập hiện nay mức giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tương đối thấp, cách rất xa so với giá đất thực tế trên thị trường. Tuy nhiên, khi bỏ khung giá đất, có thể vấn đề này sẽ được giải quyết.
Đồng thời, dự thảo Luật Đất đai còn nhấn mạnh nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất là “phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Tóm lại, nếu như dự thảo Luật Đất đai được thông qua và Nhà nước bỏ khung giá đất, bảng giá đất được tăng hơn so với hiện nay, giá đất thực tế để tính tiền bồi thường thu hồi đất cũng vì thế mà được điều chỉnh tăng và người dân sẽ được bồi thường ở mức cao hơn.
Tổng hợp