Thuê nhà trọ/căn hộ/chung cư là một hình thức phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn hoặc nơi tập trung đông khu công nghiệp, nơi những người lao động phổ thông không có nhiều khả năng mua nhà ở vì giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên, khi thuê nhà trọ, ng
Việc nên làm
1. Đọc kỹ hợp đồng thuê nhà
Nhiều người thuê hầu như không đọc hợp đồng thuê của họ dù chỉ một lần trước khi ký. Đây có thể là một sai lầm.
Điều quan trọng là người thuê phải đọc kỹ hợp đồng thuê nhà và đảm bảo rằng tất cả các điểm được viết đều rõ ràng. Điều này sẽ loại bỏ bất kỳ sự nhầm lẫn nào trong tương lai có thể xảy ra với người quản lý tài sản hoặc chủ nhà.
Có thể có những điểm tương đồng giữa các hợp đồng thuê nhà, nhưng cũng sẽ có những khác biệt lớn nhất định. Mỗi căn hộ/nhà trọ/chung cư cho thuê đi kèm với các điểm khác nhau được đề cập trong hợp đồng thuê, do đó, người thuê cần đảm bảo bản thân nắm được các quy định đó.
2. Bảo vệ khoản tiền cọc
Hợp đồng thuê nhà thường đi kèm với một khoản đặt cọc. Có những nơi sẽ yêu cầu người thuê thanh toán một tháng cọc một tháng, nhưng cũng có những nơi yêu cầu người thuê thanh toán ba tháng, nửa năm hoặc một năm, nhưng vẫn đi kèm với một khoản cọc nhất định.
Vì vậy, người thuê cần đọc kỹ các quy định để bảo vệ khoản tiền cọc của mình, bởi trên thị trường cho thuê đã cố không ít trường hợp kẻ gian dùng các thủ đoạn để có thể “lấy” cọc của nạn nhân, khiến người thuê mất tiền một cách oan ức.
3. Hỏi kỹ về việc có được sơn sửa, cải tạo lại phòng trọ hay không
Có rất nhiều chủ nhà “khó tính” trên thị trường cho thuê, vì vậy, nếu người thuê tự ý sửa chữa tài sản mà không được sự cho phép của học, đôi khi người thuê sẽ vừa mất tiền, vừa vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
Do đó, để tránh những rắc rối có thể xảy ra, người thuê nên hỏi ý kiến chủ nhà, hoặc có những biên bản ký giấy rõ ràng trước khi thực hiện bất kỳ cải tạo nào đối với ngôi nhà/phòng trọ.
Việc không nên làm
1. Không ký vào hợp đồng khi chưa hiểu rõ các điều khoản
Khi chưa hài lòng, hoặc cảm thấy không hiểu vấn đề gì trong hợp đồng cho thuê, người thuê không nên “nhắm mắt bỏ qua”, ký luôn vào hợp đồng đó bởi một khi có vấn đề phát sinh liên quan tới điều khoản mà người thuê không hiểu, họ sẽ chính là những người gặp bất lợi.
2. Chuyển đến nơi ở mới mà không kiểm tra đồ đạc kỹ lưỡng
Trước khi dọn đồ đạc tới phòng trọ/căn hộ/chung cư mới, người thuê cần dành thời gian, chẳng hạn như 1 – 2 ngày để kiểm tra tất cả các đồ đạc, vật dụng tại nơi ở mới.
Nếu không làm như vậy, người thuê có thể sẽ phải tự bỏ tiền ra để sửa chữa các vật dụng, chẳng hạn như điều hòa hay bình nóng lạnh. Thậm chí, trong một vài trường hợp không may gặp phải các chủ đầu tư hay chủ nhà “không tốt”, họ có thể bắt người thuê bồi thường vì cho rằng họ là những người làm hỏng đồ dụng.
3. Vi phạm các điều khoản trong hợp đồng
Một khi đã ký kết hợp đồng cho thuê, người thuê không nên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng. Chẳng hạn, nếu chủ nhà/chủ đầu tư không cho phép chủ các căn hộ/phòng trọ nuôi vật nuôi như chó, mèo,…, người thuê nên chấp hành theo các quy định đó thay vì cố gắng tìm mọi cách để nuôi, qua đó tạo ra sự mất tin tưởng đôi bên, và thậm chí còn mất tiền phạt theo quy định đã ghi trong hợp đồng trước đó.
Anh Nguyễn (Realtytimes)